THIẾT KẾ IN ẤN SÁCH, TẠP CHÍ, CATALOGUE (P.3)

Bài viết: 

Thiết kế in ấn sách, tạp chí, catalogue (P.1)

Thiết kế in ấn sách, tạp chí, catalogue (P.2)

đã phần nào giúp bạn đọc hiểu được những khái niệm cơ bản liên quan, tại P.3 sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quát về Quy trình đóng sách cho 2 loại sách: Bìa mềm và Bìa cứng

Các công đoạn gia công

#1. Chuẩn bị trước khi gia công

  • Chất lượng của cuốn sách không chỉ phụ thuộc vào người gia công trực tiếp mà còn phụ thuộc vào tờ in khi đưa sang phân xưởng sách, vì vậy nhận tờ in là công đoạn đầu tiên và hết sức quan trọng của quá trình gia công sách.
  • Nhận tờ in phải đảm bảo kiểm tra đủ số lượng (có tính cả lượng bù hao) và đúng chất lượng (theo đúng các yêu cầu kỹ thuật đã quy định).
  • Vỗ và cắt tờ in thành các tờ gấp

#2. Vỗ giấy

  • Trước khi pha cắt, tờ in phải được vỗ bằng phẳng và chồng khít lên nhau ở hai cạnh tay kê.
  • Quá trình làm cho chồng giấy bằng phẳng gọi là vỗ giấy.
  • Quá trình vỗ giấy bắt buộc phải thực hiện là vì khi lấy giấy ở trong kho ra hoặc sau khi in chồng giấy thường bị xô đẩy so le.
  • Nếu không vỗ giấy mà đem xén ngay sẽ dẫn đến hiện tượng những tờ xén ra bị lệch, không thể sửa chữa được.
  • Thao tác vỗ giấy có thể thực hiện bằng tay hoặc bằng máy.

#3. Cắt tờ in thành tờ gấp

  • Một tờ in có thể bao gồm 1, 2 hay nhiều tờ gấp.
  • Để thực hiện công đoạn gấp, tờ in cần phải được cắt thành các tờ gấp.
  • Pha cắt tờ in là khâu chuẩn bị cho tờ in trước khi qua gia công ở những công đoạn tiếp theo trong phân xưởng sách.
  • Cách tính toán để quyết định số nhát cắt trong tờ in phụ thuộc vào kích thước của tờ in và nguyên tắc dàn khuôn (dàn khuôn in tự trở, hoặc dàn khuôn in A-B; dàn khuôn cho các tay sách gấp hai, ba hoặc bốn vạch).
  • Đối với những tờ in phụ như: ảnh, phụ bản, bìa, tờ lót, thường phải pha cắt thành những tờ nhỏ.
  • Pha cắt tờ in là một công việc rất quan trọng, nếu bị sai hỏng thì những sản phẩm đó không sửa lại được hoặc có sửa được thì sẽ không đạt chất lượng kỹ thuật.
  • Do vậy, yêu cầu của công đoạn pha cắt phải: đúng góc tay kê, thứ tự cỡ cắt, đúng khuôn khổ kích thước tờ sách; các khoảng trắng ở đầu, chân, gáy ruột sách ở các chồng cắt phải tương ứng bằng nhau, đồng thời phải bảo đảm chất lượng của nhát cắt với các dung sai cho phép và thao tác đúng quy trình.
  • Quá trình pha cắt tờ in được tiến hành trên máy dao một mặt hoặc trên các dây chuyền cắt

#4. Gấp các tay sách

Quá trình đem tờ in đã pha cắt (tờ gấp) gấp thành tay sách theo đúng thứ tự số trang gọi là gấp tay sách.

Trong một tay sách, thông thường:

  • Gấp 1 vạch cho tay sách có 4 trang.
  • Gấp 2 vạch cho tay sách có 8 trang.
  • Gấp 3 vạch cho tay sách có 16 trang.
  • Gấp 4 vạch cho tay sách có 32 trang.

Ngoài ra, nếu gấp theo cách gấp song song thì tay sách gấp 2 vạch có thể là 6 trang, gấp 3 vạch có thể là 8 trang.

  • Tay sách được dùng nhiều nhất ở nước ta hiện nay là tay sách gấp 3 vạch vuông góc 16 trang.
  • Công đoạn gấp có thể thực hiện thủ công hoặc bằng máy  theo các kiểu gấp khác nhau.
  • Theo số lượng vạch gấp : có các kiểu gấp 1, 2, 3, 4 vạch.
  • Theo vị trí vạch gấp: có các kiểu gấp đối xứng và không đối xứng.
  • Vạch gấp đối xứng làm giảm ½ kích cỡ của tờ gấp so với trước khi gấp vạch gấp đó.
  • Theo phương của các vạch gấp có : kiểu gấp song song (các vạch gấp của kiểu gấp này song song với nhau). Kiểu gấp vuông góc (trong đó vạch gấp sau luôn vuông góc với vạch gấp trước). Kiểu gấp hỗn hợp.
  • Hướng gấp : gấp vào trong (gấp cuộn). Gấp ra ngoài (gấp chữ chi).
  • Việc quyết định phương án gấp cho các tay sách, không chỉ phụ thuộc vào khâu gấp mà phải được thống nhất từ khâu thiết kế, bình bản, in, đặc biệt việc quyết định kiểu gấp cho tay sách phải luôn đi đôi với việc bố trí trang trên tờ gấp và tờ in.

#5. Ép các tay sách

  • Sau khi gấp xong, các tay sách phải được ép phẳng để cho không khí giữa các tay sách thoát hết ra ngoài và đường gấp giữ được chiết nếp.
  • Tay sách được ép phẳng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho máy khâu và các thiết bị đóng sách làm việc dễ dàng.
  • Sau khi ép xong đem bó lại thành từng bó đều nhau, mỗi bó cao khoảng 50 cm.
  • Để cho các tay sách được bằng phẳng sạch sẽ, không bị rách và quăn mép, khi bó phải có hai tấm carton cứng hoặc hai tấm gỗ mỏng có khuôn khổ bằng khuôn khổ của tay sách lót ở hai đầu và cột thật chắc chắn.

#6. Hoàn thiện tay sách

Thông thường sau khi gấp một tờ gấp ta sẽ có một tay sách nhưng trong một số trường hợp do yêu cầu thiết kế người ta phải dán thêm một số các chi tiết phụ như : ảnh minh họa, tờ gác, các biểu đồ, bản đồ vào tay sách hoặc lồng thêm các phần lẻ vào tay sách, lúc này ta nhận được một tay sách phức tạp.

Công việc dán tờ in lẻ có hai trang, dán tranh ảnh minh họa, biểu đồ hay bản đồ hay tờ gác,… lên tay sách gọi là dán tờ rời. Những tờ rời này có thể dán vào phía ngoài của tay sách hoặc dán bên trong tay sách, có thể dán ở mặt trước hoặc mặt sau của tay sách.

Dán tờ rời có mấy phương pháp sau:

  • Dán thủ công không có thiết bị.
  • Dán thủ công bằng khuôn.
  • Dán theo băng chuyền.
  • Dán trên máy bán tự động với điều kiện dùng tay để đặt tay sách và tờ rời vào máy.
  • Dán bằng máy bán tự động.
  • Bắt lồng tay gấp lẻ
  • Các tay gấp lẻ thường được in trên một tờ in riêng với tay gấp chính. Tay gấp lẻ có thể được dán lên hay lồng ngoài tay gấp chính. Những tay sách đặc biệt này của cuốn sách không nên là tay sách đầu tiên hay cuối cùng của một cuốn sách.

BÀI VIẾT HỮU ÍCH NÊN XEM:

*** Liên kết Blog Sen Vàng ***


SEN VÀNG – ĐỐI TÁC TIN CẬY CỦA QUÝ KHÁCH

  • Có xưởng in riêng, không tốn thời gian chờ đợi và chi phí phát sinh nên giá cả hợp lý hơn
  • Thời gian giao hàng nhanh chóng, làm việc 24/7 và giao hàng tận nơi trên toàn quốc.
  • Tư vấn viên có kinh nghiệm, chuyên nghiệp
  • Nhiều loại giấy và mẫu mà phù hợp nhu cầu với mức giá phải chăng
  • Máy in đời mới, cho bản in chất lượng rõ ràng, sắc nét
  • Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, trách nhiệm và kỹ lưỡng, cẩn thận trong từng phân đoạn sản xuất

CÁC TIN LIÊN QUAN