LOẠI MỰC IN NÀO ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG IN ẤN?

#1. Định nghĩa về mực in

Mực in: Là một hệ phân tán gồm pigment (chất phân tán) đóng vai trò chất tạo màu cho mực in và các chất dầu liên kết (môi trường phân tán) giữ cho mực in có những đặc tính in cần thiết. Ngòai ra trong mực in còn có những chất phụ gia điều chỉnh những tính chất khác cho mực in như độ nhớt, độ dính, tốc độ khô…

1.1 Chất tạo màu

1.1.1 Mực Pigment

  • Đây là những chất màu (trắng, đen, các màu khác…) có kích thước rất nhỏ không tan trong nước và trong những dung môi thông thường.
  • Pigment được sử dụng làm chất tạo màu chính cho mực in.
  • Pigment gồm 2 lọai chính hữu cơ và vô cơ.
  • Pigment hữu cơ thường dùng điều chế các mực in màu.
  • Pigment vô cơ (bột nhôm, đồng, oxyt kẽm…) thường dùng điều chế các mực in cho công nghệ ép nhũ nóng.
  • Ngòai ra muội than thường được dùng để tạo các mực in màu đen.

1.1.2 Bột màu

Tan trong môi trường nước.

1.1.3 Lắc màu

Không tan trong nước và được điều chế từ các chất bột màu qua các phản ứng hóa học.

1.2 Dầu liên kết

  • Là các dung dịch được tạo thành từ nhựa hòa tan trong dầu hoặc các dung môi hữu cơ.
  • Chất dầu liên kết là pha lỏng của mực in.
  • Nó đảm bảo cho mực có các tính chất in (chảy, kết dính); Khả năng tạo lớp màng mực mỏng lên khuôn in; và khả năng bám chắc mực in trên bề mặt vật liệu in.
  • Việc tạo ra các loại mực in khác nhau phụ thuộc vào các phương pháp in khác nhau.
  • Mực in khác nhau phụ thuộc vào thành phần của dầu liên kết chứ không phải phụ thuộc vào thành phần pigment.

Các chất dầu liên kết có thể là:

  • Hỗn hợp este hóa của glyxerin và các axit béo khác nhau (chủ yếu là không no); Nhựa alkyd (sản phẩm polyester hóa từ các dầu thực vật và có độ nhớt cao). Lọai này thường sử dụng trong thành phần của mực in Offset.
  • Một hoặc vài nhựa (bitum, nhựa thông, …) hòa tan trong hỗn hợp dung môi không bay hơi (các sản phẩm từ dầu mỏ). Lọai này thường sử dụng trong thành phần của mực in trên các vật liệu thấm hút (giấy và carton).
  • Dung dịch từ Một hoặc vài nhựa (lắc bitum, nhựa phenolformalde- hyt, …) hòa tan trong dung môi hữu cơ bay hơi (toluen, benzen, rượu…). Lọai này thường sử dụng trong thành phần của mực in Ống đồng và Flexo.

#2. Những tính chất chính của mực in

  • Tính chất quang học: Màu; Độ sáng; Độ bão hòa (độ sạch), Tính trong suốt hay nửa trong hoặc tính phủ…. (Các tính chất này sẽ quyết định việc sử dụng trong hệ mực chồng màu chuẩn CMYK, in nền, hay các màu pha…); Độ bóng…
  • Các tính chất in: Độ nhớt (tính cản lại sự chảy khi bị các lực tác dụng); Độ dính (tổng hợp các tính chất kết dính nội và ngoại); Tính chất về cấu trúc (sự ổn định của hệ mực).
  • Sự kết dính của lớp mực trên bề mặt vật liệu in (nguyên lý tạo màng mực hay sự khô của mực in)
  • Độ bền màng mực sau khi khô: bền với các lực ma sát; Bền màu dưới tác dụng của ánh sáng; Bền dưới tác dụng của nước và các dung môi hữu cơ; Bền nhiệt…
  • Mực in tùy thuộc vào Phương pháp in, Thiết bị in (in cuộn hay in tờ rời) và tốc độ in, Vật liệu in (Giấy in báo, tạp chí, bao bì; Carton, Màng, Kim lọai …), Tính chất sản phẩm in (hình ảnh hay chữ; nét hay tram, in nền hay chồng màu…) mà được lựa chọn cho phù hợp.

BÀI VIẾT HỮU ÍCH NÊN XEM:

*** Liên kết Blog Sen Vàng ***


SEN VÀNG – ĐỐI TÁC TIN CẬY CỦA QUÝ KHÁCH

  • Có xưởng in riêng, không tốn thời gian chờ đợi và chi phí phát sinh nên giá cả hợp lý hơn
  • Thời gian giao hàng nhanh chóng, làm việc 24/7 và giao hàng tận nơi trên toàn quốc.
  • Tư vấn viên có kinh nghiệm, chuyên nghiệp
  • Nhiều loại giấy và mẫu mà phù hợp nhu cầu với mức giá phải chăng
  • Máy in đời mới, cho bản in chất lượng rõ ràng, sắc nét
  • Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, trách nhiệm và kỹ lưỡng, cẩn thận trong từng phân đoạn sản xuất

 

CÁC TIN LIÊN QUAN