GIẤY-NHÂN VẬT CHÍNH CỦA NGÀNH IN ẤN THIẾT KẾ

Giấy đã xuất hiện khoảng hơn 2000 năm và giấy luôn giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển văn hóa, khoa học kỹ thuật của loài người.

Ngành in sử dụng rất nhiều bề mặt vật liệu in khác nhau như: giấy, car- ton, kim loại, vải, màng polymer.… Tuy vậy, giấy vẫn là vật liệu in quan trọng nhất. Ngoài quá trình in, giấy còn được sử dụng trong quá trình thành phẩm (vật liệu bọc bìa, giấy gói…).

#1.Định nghĩa

Giấy là nguyên liệu có dạng lá (tấm) mỏng, được cấu tạo chủ yếu nhờ các sợi thực vật đan kết lại với nhau.

#2. Ưu điểm của giấy in ấn thiết kế

  • Thỏa mãn rất nhiều tính chất công nghệ, tính chất tiêu dùng, tính kinh tế…
  • Mỏng, nhẹ nhưng bền, bề mặt lại tương đối phẳng và láng.
  • Cấu trúc xốp của giấy làm cho nó có khả năng chịu được áp lực đồng thời mực in rất dễ bám lên.
  • Độ trắng của giấy đảm bảo cho chất lượng tái tạo hình ảnh.
  • Khả năng tái sinh tốt.

#3. Nhược điểm của giấy in ấn thiết kế

  • Khả năng thấm hút ẩm của giấy khá lớn.
  • Sự không đồng nhất về cấu trúc
  • Thành phần chính của giấy: Xenlulô : (C6H10O5)n; Chất kết dính (keo); Các chất phụ gia: Chất tạo màu, khoáng chất vô cơ (làm tăng độ chặt cho giấy, giảm độ thấm hút nước…)
  • Các loại giấy in thường khác nhau về định lượng (Khối lượng 1m2 giấy). Giấy in thông thường có định lượng 20-200g/m2.
  • Carton có định lượng đến 2000g/ m2.
  • Giấy in thường sử dụng: 0.03-0.25mm; Carton có độ dày đến 3mm.
  • Giấy thông thường có độ dày: 0.07-0.1mm.

#4. Những tính chất chính của giấyin ấn thiết kế

4.1 Tính chất về cấu trúc

Độ dày (mm); Định lượng (g/m2); Khối lượng theo thể tích của giấy hay còn gọi là độ chặt: (g/cm3); kích thước giấy (mm).

4.2 Tính chất cơ học và các tính chất in

Độ bền giấy dưới các tác dụng cơ học: độ bền kéo, nén, uốn cong…; Độ phẳng giấy (ảnh hưởng đến khả năng tái tạo chính xác các chi tiết nhỏ của hình ảnh; Sự tương tác của giấy với các chất lỏng như nước và mực in;

4.3 Tính chất quang học

Độ trắng giấy; Màu giấy; Độ đục của giấy; Khả năng bền màu của giấy dưới tác dụng của ánh sáng.

4.4  Giấy in có 2 dạng: tờ và cuộn.

Thông thường việc phân loại giấy có thể theo mục đích sử dụng: giấy in báo, giấy in tạp chí, giấy couché (độ láng cao)…hoặc theo phương pháp in.

(Bảng: Một số khổ giấy in thông dụng trong in báo)

BÀI VIẾT HỮU ÍCH NÊN XEM:

*** Liên kết Blog Sen Vàng ***


SEN VÀNG – ĐỐI TÁC TIN CẬY CỦA QUÝ KHÁCH

  • Có xưởng in riêng, không tốn thời gian chờ đợi và chi phí phát sinh nên giá cả hợp lý hơn
  • Thời gian giao hàng nhanh chóng, làm việc 24/7 và giao hàng tận nơi trên toàn quốc.
  • Tư vấn viên có kinh nghiệm, chuyên nghiệp
  • Nhiều loại giấy và mẫu mà phù hợp nhu cầu với mức giá phải chăng
  • Máy in đời mới, cho bản in chất lượng rõ ràng, sắc nét
  • Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, trách nhiệm và kỹ lưỡng, cẩn thận trong từng phân đoạn sản xuất

CÁC TIN LIÊN QUAN